Đối chiếu tiêu đề: Đức Phật A Di Đà tu bao nhiêu kiếp thì thành Phật
So sánh 5 bản dịch từ tiếng Phạn qua tiếng Hán
Trích trong Bộ Đại Bảo Tích trong daitangkinh.org (xin vui lòng banh vào hình để xem lớn hơn)
KINH ĐẠI BẢO TÍCH BỘ 1, Q 310, 17- Pháp hội 5: NHƯ LAI VÔ LƯỢNG THỌ (phần 1) Đời Đại Đường, Tam tạng Bồ-đề-lưu-chí. Năm 508 | KINH ĐẠI BẢO TÍCH BỘ 5, Q 360- KINH VÔ LƯỢNG THỌ (QUYỂN THƯỢNG) Đời Tào Ngụy, Tam tạng Khang Tăng Khải Năm 220–265 | KINH ĐẠI BẢO TÍCH BỘ 5, Q 361- KINH VÔ LƯỢNG THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC (QUYỂN I) Đời Hậu Hán, Tam tạng Chi Lâu Ca Sấm, người nước Nguyệt Chi Năm 147 | KINH ĐẠI BẢO TÍCH BỘ 5, Q 362- KINH A DI ĐÀ (QUYỂN THƯỢNG) Đời Ngô, Cư sĩ Chi Khiêm, người nước Nguyệt Chi. Năm 904-937 | KINH ĐẠI BẢO TÍCH BỘ 5, Q 363- KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM (QUYỂN TRUNG) Đời Tống, Tam tạng Pháp Hiền. Năm 960-1279 |
Ở đây cả 5 bản gốc đều có một thông điệp chung là đức Phật A Di Đà mất 5 kiếp để nghĩ ra các lời nguyện và sau đó trải qua vô lượng kiếp hành Bồ Tát đạo để hoàn thành ước nguyện đó.
Bản hội tập của Ngài Vương Long Thơ (là bản hội tập đầu tiên) và của Ngài Hạ Liên Cư (hy vọng là bản hội tập cuối cùng) không nói rõ lắm về ngôi vị Bồ Tát sau khi phát nguyện nhưng vì là bản hội tập (không phải dịch từ tiếng Phạn) nên chúng ta không cần đi sâu vào chi tiết của các bản này.
Quan điểm của Ngài An Sĩ Cao trong An Sĩ Toàn Thư – Tây Quy Trực Chỉ
Kinh Đại A Di Đà là cách gọi tên khác cho Kinh Vô Lượng Thọ
Nhận định của Ấn Quang Đại Sư trong Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao tục biên quyển hạ (II.2.Lời tựa tái bản Tịnh Độ Ngũ Kinh)
Nhận định của Ngài Hoàng Niệm Tổ trong quyển chú giải Kinh Vô Lượng Thọ
Ở đây từ nơi Ngài Hoàng Niệm Tổ chúng ta thấy bắt đầu có sự xuất hiện của 3 trường phái khác nhau về chủ đề thời gian tu Bồ Tát đạo của Phật A Di Đà.