Site Overlay

Đạo tịnh và thuyết nhân duyên

Đạo tịnh và thuyết nhân duyên

Chúng con xin cung kính trích trong

Bộ Đại Tập 1, SỐ 397 – Kinh Đại Phương Đẳng Đại Tập, quyển 17, phẩm 8.4

Việt dịch: daitangkinh.org

==========

Lúc đó, từ trong pháp hội Bồ-tát Bảo Đức hỏi Bồ-tát Hư Không Tạng:
–Thiện nam! Ông đã tu chánh đạo xuất thế này chưa?
–Đã tu! thế nào là tu?
–Như đạt đạo thanh tịnh.
–Thế nào là đạo thanh tịnh?
–Thiện nam! Ngã tịnh nên đạo tịnh.
–Thế nào là ngã tịnh?
–Như thế tịnh.
–Thế nào là thế tịnh?
–Sắc ở quá khứ tịnh. Vì sao? Vì sắc không đến từ quá khứ. Sắc vị lai cũng tịnh. Vì sao? Vì sắc không đi về vị lai. Sắc hiện tại tịnh. Vì sao? Vì sắc hiện tại không dừng.
Thiện nam! Đó là thế tịnh. Thọ tưởng hành thức quá khứ tịnh. Vì sao? Vì thức quá khứ không đến; thức vị lai tịnh. Vì sao? Vì thức vị lai không đi, thức hiện tại tịnh. Vì sao? Thức hiện tại không dừng.
Thiện nam! Đó là thế tịnh. Vì thế tịnh nên ngã tịnh, ngã tịnh nên đạo tịnh.
Bồ-tát Bảo Đức hỏi:
–Thiện nam! Làm sao để đạo tịnh?
–Tạo ánh sáng trí tuệ. Với sức của trí sáng, biết rõ các pháp quá khứ, vị lai.
–Thế nào là pháp quá khứ, vị lai?
–Các pháp ở quá khứ không sinh, ở vị lai không diệt. Đó là thấy quá khứ vị lai.
–Thế nào là thấy quá khứ, vị lai?
–Trừ hai chấp.
–Thế nào là trừ hai chấp?
–Trừ đoạn thường. Thiện nam! Thấy pháp sinh và chấp pháp là chấp đoạn thường. Vì sao? Vì có sinh là có diệt. Có sinh diệt là chấp đoạn thường. Không thấy pháp sinh từ tự tánh tha tánh là thấy nhân duyên; thấy nhân duyên là thấy pháp; thấy pháp là thấy Như Lai, thấy Như Lai là thấy như như; thấy như như là không chấp thường đoạn; không đoạn thường là không sinh diệt.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *