Site Overlay

Đức Phật Bổn Sư dạy cách niệm Phật nhất tâm

Trích KINH ĐẠI TẬP BỘ 4, Q 417- KINH BAN-CHU TAM-MUỘI, Quyển Thượng

Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng (daitangkinh.org)

Lập một niệm. Tin pháp ấy

Theo chỗ nghe. Nghĩ về phương.

Thuận một niệm. Đoạn các tưởng

Lập định tin. Chớ hồ nghi.

Hành tinh tấn. Không biếng nhác

Chớ khởi tưởng. Có và không.

Chớ nghĩ tiến. Chớ nghĩ lui

Không nghĩ trước. Chớ nghĩ sau.

Không nghĩ phải. Chẳng nghĩ trái

Chớ nghĩ không. Chẳng niệm có.

Không niệm xa. Chớ niệm gần

Chẳng niệm thọ. Chẳng niệm nhận.

Không niệm đói. Chẳng nghĩ khát

Không nghĩ lạnh. Chẳng nghĩ nóng.

Chớ niệm khổ. Không niệm vui

Chẳng niệm sinh. Không niệm già.

Chớ niệm bệnh. Chớ niệm chết

Chẳng nghĩ thân. Không nghĩ mạng. Chớ nghĩ thọ (sống).

Chớ nghĩ nghèo. Không nghĩ giàu

Chớ nghĩ sang. Chẳng nghĩ hèn

Chớ niệm sắc. Không niệm dục

Chẳng niệm nhỏ. Không niệm lớn

Không niệm ngắn.

Chớ niệm tốt. Chớ niệm xấu

Không niệm ác. Chẳng niệm thiện

Chớ nghĩ sân. Chớ nghĩ hỷ

Không nghĩ ngồi. Chẳng nghĩ khởi

Chớ nghĩ đi. Chớ nghĩ dừng

Chẳng niệm kinh. Không niệm pháp

Chẳng niệm thị. Không niệm phi

Chớ niệm bỏ. Chẳng niệm xả

Chẳng niệm tưởng. Không niệm thức

Chẳng niệm đoạn. Chớ niệm chấp

Chẳng niệm không. Chẳng niệm thật

Chớ niệm nhẹ. Không niệm nặng

Chẳng niệm khó. Không niệm dễ

Chớ niệm sâu. Chẳng niệm cạn

Chớ nghĩ rộng. Chớ nghĩ hẹp

Chẳng nghĩ cha. Không nghĩ mẹ

Chớ nghĩ vợ. Chẳng nghĩ con

Không nghĩ thân. Chẳng nghĩ sơ

Chớ nghĩ yêu. Chớ nghĩ ghét

Chẳng nghĩ được. Không nghĩ mất

Chớ nghĩ thành. Chớ nghĩ bại

Chẳng nghĩ trong. Không nghĩ đục

Đoạn các niệm. Một hạn niệm. Ý chớ loạn.

Luôn tinh tấn. Chớ biếng trễ.

Chẳng tính năm. Không ngày mệt.

Tạo nhất niệm. Chớ xao lãng

Trừ ngủ nghỉ. Tình chuyên ý. Luôn tiếp xúc

Chớ tụ tập. Tránh kẻ ác. Gần bạn lành

Thân minh sư. Xem như Phật.

Ý chí vững. Thường mềm mỏng

Quán bình đẳng. Nơi tất cả

Lánh làng xóm. Xa tộc họ

Bỏ ái dục. Hành thanh tịnh.

Chứng vô vi. Dứt các dục

Bỏ ý loạn. Tập tu định.

Học văn tuệ. Tất như thiền

Trừ ba uế (tham, sân, si). Dứt sáu nhập.

Đoạn dâm sắc. Lìa các thọ

Chớ tham của. Nhiều tích chứa.

Ăn biết đủ. Chớ tham vị

Mạng chúng sinh (động, thực vật). Thận trọng ăn.

Áo như pháp. Chớ trang sức

Chớ đùa cợt. Chớ kiêu mạn.

Đừng tự đại. Đừng cao ngạo

Nếu nói kinh. Nên như pháp.

Rõ gốc thân. Giống như huyễn

Chớ thọ ấm. Chẳng nhập giới.

Ấm như giặc. Bốn (đại) như rắn. Là vô thường. Là phút chốc.

Vô thường chỗ. Rõ vốn không

Nhân duyên hợp. Nhân duyên tan.

Đều thấu đạt. Rõ gốc không

Thân Từ bi. Nơi hết thảy.

Thí bần cùng. Cứu chẳng tiếc

Đó là định. Bồ-tát hành

Đạt tuệ chính. Khởi các trí.

Đức Phật nói:

–Này Bạt-đà-hòa! Người giữ gìn Pháp tu hành như vậy sẽ đạt được Tam-muội “tất cả chư Phật hiện tại đều đứng ở trước mặt”. Nếu có Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di theo đúng như pháp, giữ gìn đầy đủ giới luật, ở riêng một mình, tùy theo những điều mình đã được nghe biết, nhất tâm nhớ nghĩ về Đức Phật A-di-đà hiện nay đang ở nước Tu-ma-đề (Cực lạc) cách đây ngàn ức vạn cõi Phật về phương Tây, trong một ngày một đêm hoặc bảy ngày bảy đêm, sau bảy ngày đêm sẽ được nhìn thấy Ngài. Ví như những sự việc mà người đang ở trong mộng nhìn thấy, không biết đến ngày đêm cũng chẳng biết trong ngoài; không phải do ở trong tối bị trở ngại mà không được nhìn thấy.

1 thought on “Đức Phật Bổn Sư dạy cách niệm Phật nhất tâm

  1. daotrangtayphuong says:

    Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

    Suy cho cùng thì Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni mới thật là Thầy tổ của chúng con khi nói tới pháp môn Tịnh Độ. Không có Ngài, thì không ai có thể biết và đề cập tới pháp môn này. Chúng con xin đê đầu đảnh lễ và nguyện tu hành theo lời Ngài chỉ dạy để vãng sanh Tây Phương Cực Lạc Quốc.

    Nam mô Tiếp dẫn đạo sư A Di Đà Phật

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *